Đối với các công trình xây dựng hiện nay, vật liệu bê tông đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của toàn bộ công trình. Vì vậy mà việc hiểu rõ về mác bê tông và cấp độ bền của mác bê tông trong quá trình thi công là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại bê tông khác nhau với nhiều thông số kỹ thuật và công dụng khác nhau, việc hiểu rõ các khái niệm đó là rất cần thiết. Bài viết này sẽ nêu lên một vài nét cơ bản về các khái niệm mác bê tông và cấp độ bền của bê tông cũng như những tiêu chí để lựa chọn sao cho phù hợp với công trình.
KHÁI NIỆM MÁC BÊ TÔNG VÀ CẤP ĐỘ BỀN MÁC BÊ TÔNG
MÁC BÊ TÔNG LÀ GÌ?
Khái niệm mác bê tông là một khái niệm quen thuộc đối với các kỹ sư xây dựng, bắt nguồn từ tiêu chuẩn chuẩn của Liên Xô và được duy trì đến tận ngày nay. Mác bê tông có kí hiệu là chữ M, được hiểu là cường độ của bê tông hay độ cứng của bê tông. Nó được tính dựa trên giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, được đo bằng đơn vị (daN/cm) và được xác định dựa trên các mẫu lập phương với kích thước đạt tiêu chuẩn 150x150x150( mm), sau đó được tạo ra và bảo dưỡng với một tiêu chuẩn nhất định và được nén trung bình sau 28 ngày. Sau quá trình 28 ngày thi công, bê tông sẽ xuất hiện tình trạng đông cứng, gọi là cường độ bê tông. Sau khoảng thời gian đó thì cường độ bê tông sẽ đạt mức lên đến 99%. Lúc này, bê tông đã hoàn toàn cứng để có thể thi công các bước tiếp theo.
Cách tính quy đổi từ cấp độ bền B và mác bê tông có thể được tính như sau:
B15- M250; B20- M350; B25- M400; B30- M450; B35- M500; B40- M600; B45- M700;B50- M750; B55- M800
Cách nhận biết mác bê tông và cấp độ chịu lực được xác định dựa vào thông số đó. Ví dụ M250 chỉ ra rằng 25 Mpa hay nó bằng 250kg/cm2. Chỉ số sau ký hiệu M là khả năng chịu lực của mac1 bê tông.
CẤP ĐỘ BỀN MÁC BÊ TÔNG LÀ GÌ?
Khái niệm cấp độ bền bê tông được hiểu là những tiêu chuẩn về chất lượng của bê tông, là cách gọi theo tiêu chuẩn xây dựng VN 365 – 2005.
Cấp độ bền của bê tông là trung bình thống kê về cường độ chịu nén tức thời của bê tông. Nó được biểu thị bằng cường độ của mẫu thử tiêu chuẩn là khối lập phương 15cm. Cấp độ bền được hiểu theo nghĩa đơn giản là để phân loại bê tông theo tiêu chuẩn xây dựng.
Đơn vị được dùng để tính cấp độ bền là Mpa và được quy ước 10kg/cm2= 1Mpa.
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MÁC BÊ TÔNG VÀ CẤP ĐỘ BỀN BÊ TÔNG
Cấp độ bền bê tông và mác bê tông có mối liên hệ tương thích theo tiêu chuẩn TCVN 5574: 1991. Tuy vậy, mác bê tông vẫn là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán các vật liệu xây dựng trong quá trình thi công công trình, vậy nên trong tiêu chuẩn mới của tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 356: 2005 đã quy ước về mối tương quan giữa mác bê tông và cấp độ bền cụ thể như sau:
B = xyM, với:
- B là cấp độ bền
- x là hệ số đổi đơn vị từ kg/cm2 thành Mpa, x = 0.1
- y là hệ số đổi từ cường độ TB thành cường độ đặc trưng, v= 0,135 tương ứng y=(1-sv)= 0.778
CÁCH CHỌN MÁC BÊ TÔNG VÀ CẤP ĐỘ BỀN CỦA MÁC BÊ TÔNG PHÙ HỢP VỚI CÔNG TRÌNH THI CÔNG
Đối với các công trình lớn, được tính toán và lên kế hoạch thi công cụ thể, việc chọn mác bê tông ngay từ đầu bởi các kỹ sư thiết kế sao cho phù hợp nhất với công trình là yếu tố then chốt đầu tiên cần thực hiện. Còn đối với các công trình có quy mô thi công nhỏ, việc lựa chọn mác bê tông sẽ do nhà thầu quyết định, tùy thuộc vào điều kiện thi công cũng như các yếu tố khách quan khác trong quá trình thi công mà sẽ họ sẽ chọn các mác bê tông phù hợp. Thông thường sẽ có loại mác bê tông là bê tông trộn tay và bê tông dạng thương phẩm
- Bê tông trộn tay: áp dụng đối với các công trình thi công có quy mô nhỏ, các tòa nhà sử dụng khối lượng bê tông không lớn, không yêu cầu quá cao về mức độ bền. Cách thức này không được đánh giá cao về chất lượng bởi quá trình trộn bê tông bằng tay phụ thuộc khá nhiều vào con người, vậy nên chất lượng thành phẩm cho ra cũng không có sự đồng nhất.
- Bê tông dạng thương phẩm: dạng bê tông này được sản xuất dựa trên một công thức trộn và tỷ lệ đã được tính toán kỹ trong quá trình khảo sát, thiết kế công trình thi công. Bê tông thành phẩm đảm bảo tốt về chất lượng mác bê tông cũng như cấp độ bền của chúng. Bê tông được trộn theo tỷ lệ kết hợp với các phụ chất khác, được tính toán và trộn theo đơn đặt hàng đã thiết kế từ trước. Sau đó, bê tông được vận chuyển trực tiếp đến công trường thi công, đảm bảo xe vận chuyển luôn đảo bê tông liên tục, tránh đông đặc và giữ được độ bê tông “tươi”. Loại này áp dụng đối với các công trình lớn, yêu cầu về chất lượng chịu lực, độ bền cao như các công trình tháp, cao ốc, chung cư,…
Như vậy có thể thấy, mác bê tông và độ bền của mác bê tông luôn là một yếu tố rất quan trọng trong việc thiết kế thi công các công trình hiện nay. Công trình phải được tính toán thật kỹ trước khi thi công để có thể lựa chọn áp dụng các loại mác bê tông tương ứng, phù hợp với nhu cầu thi công thiết kế. Bài viết đã đưa ra những khái niệm cơ bản về mác bê tông và cấp độ bền cũng như sự tương quan giữa các đơn vị của 2 khái niệm này. Từ đó hi vọng người đọc có thể có thêm những kiến thức trong việc lựa chọn mác bê tông phù hợp với công trình xây dựng của mình.