Phân loại cấp đất với các phương tiện khai thác khác nhau trong xây dựng

Phân loại cấp đất trong ngành xây dựng là việc làm cực kỳ quan trọng. Chắc hẳn có rất nhiều bạn còn chưa có nhiều hiểu biết về vấn đề này. Hay ngay cả các nhà thầu xây dựng cũng không hề biết nhiều về các loại đất được phân cấp ở Việt Nam. Các loại đất cấp 1, 2, 3,4 là gì? Và được quy định ở đâu? Cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến phân loại đất nha.

Theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của bộ Xây dựng (và  quyết định 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011 bổ sung cho công văn 1776) có phần định mức trong dự toán xây dựng công trình quy định rất rõ. Các công việc khác nhau được phân cấp đất khác nhau, trong đó có công tác đóng cọc, công tác đào vận chuyển,…

Phân loại cấp đất dùng cho công tác đóng cọc là cách phân loại đơn giản nhất

 Cấp đất loại 1 sẽ là: Cát phan lẫn 3-10% sét ở trạng thái dẻo và sét mềm, than bùn, đất trộn với các thực vật phân huỷ và đất đắp từ nơi khác chuyển tới. 

Cấp đất loại 2: Bao gồm khu vực có cát đã được đầm chặt với sỏi hoặc đất sét cứng, cát khô, cát bão hoà nước hoặc đất cấp loại I có chứa 10-3-% là sỏi. 

Đọc thêm:  Hồ sơ chất lượng công trình gồm những gì và có cần thiết hay không

Bảng phân cấp đất cho công tác đào và vận chuyển bằng phương pháp thủ công

Trong bảng phân loại cấp đất này chia làm 4 cấp đất với 9 nhóm khác nhau, các cách đào và vận chuyển khác nhau:

Cấp I: Nhóm đất mềm dễ dàng dùng phương tiện thô sơ để đào

  • Nhóm loại 1: Bao gồm đất phù sa, đất cát bồi, đất màu, đất mùn, đất đen,… hoặc các loại đất sụt lở, đất nơi khác đem đến và đất chưa bị nén chặt. Thì được xếp vào loại mềm, xốp và có thể dùng các phương tiện đào thô sơ, đơn giản.
  • Nhóm loại 2: Bao gồm đất cát pha sét hoặc sét pha cát; đầu màu nhưng chưa đến trạng thái dính; đất nơi khác đem đến đã nén nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ; Đất phù sa, cát bồi, đất màu, đất bùn, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn mùn sỏi rác… loại này vẫn có thể dùng dụng cụ thô sơ để đào. 

Phân loại cấp đất với các phương tiện khai thác khác nhau trong xây dựng

  • Nhóm loại 3: Đất sét pha cát; đất sét vàng, đất chua, đất kiềm ở trạng thái ẩm; Đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụ kiến trúc, mùn rác, hoặc đất cả có ngậm nước. Loại này cũng dễ dàng để khai thác như hai loại kể trên. 

Cấp II: Cấp đất khó khai thác hơn một chút

  • Nhóm loại 4: Đất đen, đất mùn và ngậm nước; đất sét pha cát; đất mặn sườn đồi đất màu mềm,…Loại này dùng xà beng mai hoặc các phương tiện khai thác sắc nhọn hơn để đào. 
  • Nhóm loại 5: Đất sét pha màu xám (bao gồm màu xanh lam, màu xám của vôi); Đất sườn đồi núi, đất đỏ ở núi, đất sét pha sỏi; đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc,… dùng cuốc để đào. 
Đọc thêm:  Bạn nên biết: Những lưu ý khi xây nhà 2 tầng giá 300 triệu

Cấp III: Cấp đất dùng các phương tiện sắc nhọn và nhiều sức người hơn

  • Nhóm loại 6: Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc bị vụn ; Đất chua, đất kiềm thổ cứng; Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá; Đất mặt đê, mặt đường đã bị nén lâu ngày; Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc,…Dùng cuốc, mai, xà beng và nhiều lực mới có thể đào được. 
  • Nhóm loại 7: Đất đồi lẫn sỏi đá; Đất cao lanh, đất sét, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc,…Dùng cuốc chim đảo chỉ thành các vụn nhỏ. 

Cấp IV: Dùng các phương tiện mỏng sắc và nhiều sức hơn cấp loại III

  • Nhóm loại 8: Đất lẫn đá tảng, đá trái > 20%; Đất mặt đường nhựa hỏng; Đất lẫn vỏ ngoài trai, ốc (đất sò) kết dính chặt tạo thành tảng.
  • Nhóm loại 9: Đất lẫn đá tảng, đá trái > 30% thể tích; Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ; Đất sỏi đỏ rắn chắc.

Phân loại cấp đất dùng cho công tác đào và vận chuyển bằng máy móc

Phân loại theo cách này cũng được chia làm 4 cấp khác nhau nhưng chia làm ít nhóm nhỏ hơn so với phân loại theo cách đào thủ công:

Cấp I: Đất cát pha sét, đất phù sa do cát bồi thành, đất màu, đất đen, đất mùn, đất sét pha cát, đất sét, đất bùn. Các loại đất trên có lẫn ít sỏi sạn, mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm, mảnh chai từ 20% trở lại, không có rễ cây to, trạng thái đất tơi xốp, hoặc từ nơi khác đem đến nhưng bị nén chặt bằng tự nhiên. Cát mịn, cát vàng có độ ẩm tự nhiên, sỏi, đá dăm, đá vụn chất thành đống lớn. 

Đọc thêm:  HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LÀM CỬA NHÔM DÀNH CHO NGƯỜI MỚI

Phân loại cấp đất với các phương tiện khai thác khác nhau trong xây dựng

Cấp II: Bao gồm tất cả các loại đất cấp I nhưng có lẫn nhiều sỏi sạn, mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm, mảnh chai. Có lẫn rễ cây nhưng là dễ nhỏ, là đất khô không có độ ẩm. Đất á sét, cao lanh, đất sét trắng, sét vàng, có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai,…nhưng ở dạng nguyên thổ hoặc nơi khác đem đến nhưng bị nén tự nhiên và khô. 

Cấp III: Đất á sét, cao lanh, sét trắng, sét vàng, sét đỏ, đất sườn đồi núi lẫn nhiều sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai, gạch vỡ và rễ cây lớn. Các loại đất trên có trạng thái nguyên thổ có độ ẩm thấp hoặc đất nơi khác mang tới nhưng đã bị nén chặt. 

Cấp IV: Các loại đất trong đất cấp III nhưng có lẫn nhiều đá tảng  hoặc đá ong, đá phong hóa, đá vôi phong hóa có cuội sỏi dính kết bởi đá vôi, xít non,…

Trên đây là cách cách phân loại cấp đất theo quy định để mọi người có thể tham khảo và biết thêm về các thông tin về phân loại cấp đất cũng như cách phương pháp khai thác phù hợp khi gặp phải các cấp đất khác nhau trong thi công.

Tìm kiếm

Đăng ký nhận tư vấn căn hộ

Tin tức mới