Hồ sơ chất lượng công trình gồm những gì đó là câu hỏi khi bạn muốn phát triển một công trình. Hay nói đúng là là để sử dụng được công trình bạn đã xây dựng thì cần phải đảm bảo đúng thiết kế(hồ sơ thiết kế) và đúng kỹ thuật. Các chủ đầu tư khi đó chỉ cần theo các hồ sơ để giám sát hoặc thuê tư vấn giám sát xem đơn vị thi công có làm đúng như quy chuẩn như trong hồ sơ hay không để biết được rằng đơn vị thi công đã làm đúng và công trình có thể đưa vào sử dụng được hay không. Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu các đơn vị tư vấn giám sát dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam và đôi khi là tiêu chuẩn nước ngoài với các công trình quy mô lớn để đánh giá về chất lượng.
Thuật ngữ hồ sơ chất lượng công trình khác với hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Ở Việt Nam hiện nay đang căn cứ theo khung pháp luật là Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD (04/2019/TT-BXD phần bổ sung) để đánh giá tiêu chuẩn các công trình thi công.Trong đó có các quy định về đánh giá để thanh toán, hồ sơ chất lượng công trình, hồ sơ quản lý chất lượng, biên bản nghiệm thu,..Chúng ta cùng đi tìm hiểu hai thuật ngữ hồ sơ quản lý chất lượng và hồ sơ chất lượng công trình để thấy được sự khác nhau giữa chúng. Và chúng ta có thể biết được hồ sơ chất lượng công trình gồm những gì sử dụng trong trường hợp nào.
Tại phụ lục III thông tư 26/2016/TT-BXD quy định rất rõ về tài liệu giấy tờ bên trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình do bộ trưởng bộ xây dựng ban hành gồm có:
- Danh mục tất cả những thay đổi thiết kế so với ban đầu trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với những thay đổi đó.
- Bản vẽ hoàn công (có các danh mục bản vẽ kèm theo).
- Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công công trình trong quá trình thi công.
- Các chứng từ, hoá đơn chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn với các sản phẩm để thi công cho công trình, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu hồ sơ bắt buộc có) theo tiêu chuẩn của luật quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm mỗi lần nghiệm thu trong quá trình thi công và quá trình vận hành
- Tất cả các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
- Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực và kết cấu đúng chuẩn công trình( nếu có)
- Lý lịch của các thiết bị lắp đặt tại công trình
- Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có liên quan đến vấn đề pháp lý như di dân, đất đai,…
- Hồ sơ giải quyết sự cố công trình nếu có trong thời gian thi công công trình.
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và biên bản bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
- Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình vào sử dụng.
- Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong cả giai đoạn thi công công trình phải có đầy đủ.
- Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hạng mục công trình của đơn vị tư vấn giám sát được thuê hoặc cơ quan có chuyên môn về xây dựng.
Hồ sơ chất lượng công trình gồm những gì thì đảm bảo công trình đúng quy chuẩn
Để có thể được chấp nhận trong hồ sơ quản lý chất lượng thì hồ sơ chất lượng công trình phải có đầy đủ các giấy tờ, thủ tục về chất lượng để có thể được thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Các giấy tờ và chứng từ mà trong hồ sơ chất lượng công trình cần có bao gồm: Chứng nhận chất lượng sản phẩm thép xây dựng cho công trình; Chứng nhận chất lượng của Xi măng để xây dựng công trình; Phiếu thiết kế thành phẩm cấp phối bê tông M200 đá 2×4; Phiếu thiết kế thành phẩm cấp phối bê tông M200 đá 1×2; Phiếu thiết kế thành phần cấp phối vữa xây M75; Phiếu thiết kế thành phần cấp phối vữa trát M75.
Bên cạnh đó hồ sơ chất lượng công trình cần thực hiện đầy đủ các bước: Bàn giao mặt bằng, bàn giao tim mốc (tọa độ), mẫu vật liệu được lấy và kiểm chứng, kiểm tra vật liệu trước khi đưa vào sử dụng và các giấy tờ kèm theo, biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông (Sắt, ván khuôn…), biên bản và phiếu nghiệm thu công việc.
Đến đây các bạn đã hoàn toàn nắm được hồ sơ chất lượng công trình gồm những gì và các bước thực hiện để hoàn thành bồ hồ sơ chất lượng công trình rồi. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể phân biệt được hồ sơ chất lượng chính là một phần của bộ hồ sơ quản lý chất lượng. Hồ sơ chất lượng để đảm bảo các thành phần xây dựng và đảm bảo chất lượng trong quá trình xây dựng; Còn hồ sơ quản lý chất lượng là để nắm được toàn bộ cấu phần xây dựng khi công trình đưa vào vận hành sử dụng và bảo trì sai này.