Thông tin mới nhất về tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Nhằm đánh giá chất lượng của quá trình thi công thì các cơ quan kiểm tra công trình đã áp dụng bộ tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông để đảm bảo chất lượng của công trình. Quá trình kiểm tra được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453: 1995. Vậy tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453: 1995 gồm những điều khoản gì? Hãy tham khảo bài viết Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông dưới đây nhé!

Giới thiệu tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Thông tin mới nhất về tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông là tổng hợp những tiêu chí trong quá trình kiểm tra và thử nghiệm để đánh giá chất lượng thi công. Ngoài việc đảm bảo được các quy phạm thi công thì một công trình cần phải đảm bảo các tiêu chí trong quá trình nghiệm thu nữa. Vì vậy, bất kỳ ai trong ngành xây dựng cũng cần phải nắm rõ những tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông để xây dựng công trình đạt chuẩn.

Quá trình kiểm tra theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Việc kiểm tra theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông toàn khối bao gồm các khâu: lắp cốp pha đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai của các kết cấu công trình. 

Về kiểm tra cốp pha đà giáo và công tác cốt thép được thực hiện theo bảng số 1 tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453: 1995 

Đọc thêm:  Những mẫu xây nhà khoảng 400 triệu không thể bỏ qua

Về kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, quy trình sản xuất, các tính chất của hỗn hợp bê tông đã đông cứng. Các yêu cầu về kiểm tra được thực hiện theo bảng số 19 tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453: 1995 

Thông tin mới nhất về tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Về độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường sẽ được quy định như sau:

  • Với bê tông trộn tại hiện trường cần được kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ đầu tiên
  • Với bê tông trộn sẵn (bê tông thương phẩm) cần phải kiểm tra mỗi lần giao hàng tới nơi đổ bê tông
  • Đối với bê tông trộn trong điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm vật liệu ổn định thì kiểm tra mỗi ca 1 lần
  • Nếu có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu, hay khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông thì phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra thêm ít nhất 1 lần trong ca đó.

Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông thì được lấy tại nơi ổ bê tông và sẽ được bảo dưỡng ẩm theo tiêu chuẩn TCVN 3105 : 1993.

Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông sẽ được lấy theo từng tổ, trong mỗi tổ gồm ba viên mẫu được lấy cùng một lúc, ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105 : 1993.

Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ngày thứ 28, bằng ép mẫu đúc tại hiện trường sẽ được coi là đạt yêu cầu khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được bé hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế

Đọc thêm:  Cách lựa chọn kích thước gạch inax chuẩn không cần chỉnh

Quá trình nghiệm thu bê tông theo tiêu chuẩn


Thông tin mới nhất về tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Việc nghiệm thu phải được tiến hành theo tiêu chuẩn và được tiến hành ngay tại hiện trường, kèm theo những giấy tờ cần thiết:

  • Chất lượng công tác cốt thép theo biên bản đã được nghiệm thu trước lúc thực hiện quá trình đổ bê tông
  • Chất lượng bê tông qua quan sát bằng mắt thường tại hiện trường và qua kết quả mẫu thử
  • Kiểm tra về mặt hình dáng, kích thước, vị trí kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn của tấm bê tông so với bản mẫu thiết kế 
  • Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu
  • Các bản vẽ có thể sẽ thay đổi các chi tiết, hay các bộ phận khác trong thiết kế nếu cần điều chỉnh
  • Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử, các kết quả kiểm tra chất lượng các loại vật liệu có đảm bảo yêu cầu hay không
  • Tất cả những biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông bao gồm: bản nghiệm thu cốt thép, nền móng, các bộ phận kết cấu,…
  • Sổ nhật ký thi công của quá trình thi công được ghi chép lại.

Các sai lệch cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối

Các sai lệch cho phép về kích thước cũng như vị trí của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối so với thiết kế, không vượt quá các trị số ghi trong bảng này. Các sai lệch được đo đạc bằng các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng đảm bảo

Đọc thêm:  XÁC ĐỊNH TỶ LỆ THÉP TRONG BÊ TÔNG CHO CÁC KỸ SƯ HIỆN TRƯỜNG

Thông tin mới nhất về tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Tên các sai lệch Mức độ cho phép (mm)
Độ lệch của các mặt phẳng, các đường cắt nhau của các mặt phẳng so với đường thẳng đứng hoặc so với độ nghiêng thiết kế:

a) Trên 1m chiều cao kết cấu;

b) Trên toàn bộ chiều cao của kết cấu;

  • Móng
  • Tường đổ trong cốp pha cố định và cột đổ liền với sàn
  • Kết cấu khung cột
  • Các kết cấu thi công bằng cốp pha trượt hoặc cốp pha leo

Độ lệch giữa mặt bê tông với mặt phẳng ngang;

a) Tính cho 1m mặt phẳng về bất cứ hướng nào

b) Toàn bộ mặt phẳng công trình.

Sai lệch giữa trục của mặt phẳng bê tông trên cùng với thiết kế khi kiểm tra bằng thước dài 2m áp sát mặt bê tông.

Sai lệch theo chiều dài, nhịp của các kết cấu;

Sai lệch tiết diện ngang của các bộ phận kết cấu

Sai lệch vị trí và cao độ của các chi tiết làm gối tựa cho các kết cấu thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép

5

 

20

15

10

1/500 chiều cao công trình, không vượt quá 100mm.

 

5

20

 

8

20

8

5

(số liệu các sai lệch cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối)

Bên trên là một số những thông tin về tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông cơ bản tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453: 1995, hi vọng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích!

Tìm kiếm

Đăng ký nhận tư vấn căn hộ

Tin tức mới