Không phải ai cũng có khả năng thiết kế nếu bạn không trải qua quá trình học tập và đào tạo. Những kiến thức về thiết kế và thi công là quá trình rèn luyện và học hỏi lâu dài của những người kiến trúc sư. Bạn cần có kiến thức cơ bản để thực hiện mọi việc. Tuy nhiên, điều này cũng còn tùy vào khả năng của bạn biết cách tính toán và áp dụng vào thực tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tính phần trăm độ dốc qua bài viết dưới đây.
Độ dốc là gì?
Độ dốc là độ dốc của mái tôn trong quá trình xây dựng ngôi nhà. Độ dốc ở đây chỉ là độ nghiêng của mái theo tỷ lệ nhất định. Độ dốc này phải phù hợp với kết cấu của công trình. Nó không thể quá lớn hoặc quá nhỏ. Vì vậy, người thi công cần biết cách tính phần trăm độ dốc sao cho phù hợp nhất.
Độ dốc của mái tôn phụ thuộc vào chất liệu được dùng để chế tạo ra mái tôn. Những chất liệu khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ dốc của mái tôn. Mái tôn có độ dốc càng lớn thì khả năng thoát nước của ngôi nhà càng nhanh. Vì vậy, người ta rất chú trọng việc tính toán khi thiết kế ngôi nhà. Sự ảnh hưởng của nguyên liệu vô cùng to lớn đến độ dốc. Nếu muốn độ dốc lớn thì nguyên liệu cần được sử dụng phải rất lớn. Ngoài ra, độ dốc cũng phụ thuộc vào kích thước của ngôi nhà. Nếu ngôi nhà lớn thì độ dốc sẽ lớn, ngược lại nếu ngôi nhà nhỏ thì độ dốc sẽ nhỏ để tạo sự phù hợp khi thiết kế.
Theo quy định, phần trăm độ dốc mái lý tưởng phải ít nhất 10%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi sao cho phù hợp với thiết kế của ngôi nhà. Trong những trường hợp khác, độ dốc nên đạt tiêu chuẩn về độ đốc mái để việc thoát nước được thuận lợi và hiệu quả.
Cách tính phần trăm độ dốc
Khi bạn thực hiện cách tính phần trăm độ dốc, bạn cần phải biết được cách đo độ dốc mái. Cách đo độ dốc mái phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như sau:
Lượng mưa
Lượng mưa tại khu vực bạn đang ở nhiều hay ít ảnh hưởng đến cách đo độ dốc mái. Nếu lượng mưa nhiều thì bạn cần phải tính độ dốc sao cho thoát nước tốt nhất. Nếu lượng mưa ít bạn sẽ có thể giảm bớt độ dốc của mái.
Loại tôn
Loại tôn để lợp mái có thể được chia thành nhiều loại. Bạn có thể sử dụng loại tôn 5 sóng, loại tôn 11 sóng,…Bạn cũng có thể sử dụng những loại tôn sóng cao hoặc những loại tôn sóng thấp. Điều này tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi người.
Tính thẩm mỹ
Chọn loại tôn nào để xây dựng cho ngôi nhà của mình là yêu cầu của bạn. Tuy nhiên, loại tôn đó cần phải phù hợp với thiết kế của ngôi nhà. Nếu ngôi nhà của bạn không phù hợp với loại tôn đó thì sẽ khiến ngôi nhà trở nên không đẹp mắt.
Nguồn tài chính
Nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng khi bạn thực hiện cách tính phần trăm độ dốc cho ngôi nhà. Những loại tôn có nguyên liệu càng tốt thì sẽ có chi phí càng cao. Nếu tài chính của bạn không đủ thì bạn không nên chọn những loại tôn nguyên liệu quá tốt.
Ngoài những điều trên, bạn cũng biết công thức tính độ dốc i và độ dốc m.
Độ dốc mái là tỷ số giữa chiều cao / chiều dài được tính bằng công thức:
i = m × 100% = (H/L) × 100% ( Độ dốc = hệ số mái x 100%) hay bằng (Chiều cao mái : chiều dài) x 100)
Trong đó:
- i là độ dốc mái
- H là chiều cao mái.
- L là chiều dài của mái.
- m là hệ số độ dốc mái m= H/L = tan α.
Ngoài công thức được ghi trên hình thì độ dốc m thường được các bác thợ nề tính theo phương pháp truyền thống là: m = H/2L.
Những độ dốc lý tưởng của các loại mái
Độ dốc của một vài loại mái tôn thường sẽ có tiêu chuẩn phù hợp với thiết kế. Bạn có thể tham khảo một vài độ dốc như sau:
- Mái ngói âm dương: Loại mái ngói này, độ dốc thường sẽ khoảng 40%, với góc dốc là 25 độ.
- Ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng,…: góc dốc từ 35-60 độ
- Mái tôn bằng: độ dốc của nó sẽ thấp hơn mái làm bằng ngói.
Cách tính phần trăm độ dốc sẽ giúp bạn tính toán và đưa ra lựa chọn khi thực hiện thiết kế ngôi nhà. Bạn nên nhờ sự tư vấn của những người hiểu biết về vấn đề này để có thể xây dựng ngôi nhà phù hợp.